Ga Đà Lạt xuất hiện trong những MV ca nhạc và nhiều bộ phim truyền hình, hình ảnh một ga Đà Lạt mang đầy tính bi tráng của lịch sử được tái hiện một cách sinh động những điều cứ ngỡ nằm yên trong quá khứ.
Từng toa tàu, từng mái ngói như nói lên thành âm của cuộc hành trình chinh phục một vùng đất mới; Hình ảnh ngao du của những thiếu nữ thế kỷ trước yêu thích sự khám phá và chinh phục.
Ngày nay, ga Đà Lạt chính là điểm hẹn của những bạn trẻ, là điểm móc nối của thắng cảnh của Đà Lạt.
Ga Đà Lạt nằm ở đâu?
![Ga Đà Lạt: Chứng nhân của lịch sử được gìn giữ trăm năm](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-1-600x375.jpg)
Nằm gần trung tâm của thành phố nên rất dễ dàng để bạn có thể chạy xe đến đây. Toạ lạc tại số 1 đường Quang Trung, phường 10 thành phố Đà Lạt với biểu tượng được cách tân từ ngọn núi Langbiang bị tráng.
Từ chợ Đà Lạt bạn men theo con đường Trần Quốc Toản, theo hướng quảng trường Lâm Viên và rẽ vào Yersin và Nguyễn Trãi sẽ thấy đường Quang Trung trước mặt. Tổng chiều dài đoạn đường này chỉ 2,5km.
Thời gian mở cửa và các chuyến tàu
![Các chuyến tàu rời ga Đà Lạt](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-2-600x381.jpg)
Hiện tại, để có kinh phí duy trì và tu bổ nhà ga nên vé vào cổng là 10k cho một bạn. Thời gian tham quan kéo dài từ 8h sáng và đóng cửa lúc 16h30. Vì trời Đà Lạt tối rất nhanh nên bạn hãy tranh thủ thời gian thưởng ngọn nét kiến trúc đặc sắc nơi đây nhé!
Mỗi ngày có 5 chuyến đến Trại Mát với giá vé 70k khứ hồi, mỗi chuyến sẽ kéo dài trong vòng 2 giờ.
Chuyến tàu đầu tiên của ngày sẽ khởi hành từ lúc 7h15 đến 9h15. Chuyến tiếp theo trong buổi sáng bắt đầu lúc 9h20 đến 11h20, chuyến số 3 từ 11h55 đến 13h25.
![Trại Mát, điểm đến không nên bỏ lỡ](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-3-600x398.jpg)
Vào buổi chiều, tàu khởi hành lúc 14h và quay về nhà ga lúc 15h30, chuyến tàu cuối cùng trong ngày bắt đầu lúc 16h05 và quay về nằm im lịm tại nhà ga lúc 17h35.
Chi phí để được trải nghiệm, ngắm nhìn khung cảnh Đà Lạt mộng mơ và chiêm nghiệm cảm giác được ngồi trên đoàn tàu cổ nhất trong cả nước cho các bạn trẻ Việt trong khoảng từ 135k đến 150k vé khứ hồi và 100k vé một chiều.
Đối với du khách nước ngoài, chi phí cao hơn một xíu 170k vé khứ hồi và 150k vé một chiều. Vé một chiều chỉ áp dụng cho đoàn từ 10 người trở lên bạn nhé.
Kiến trúc và lịch sử xây dựng ga Đà Lạt
![Ga Đà Lạt trong quá khứ](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-4-600x403.jpg)
Những công trình được xây dựng tạo Đà Lạt chủ yếu vào thời Pháp để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, vui chơi của những quan chức cấp cao thời bấy giờ. Ga Đà Lạt được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, ban đầu nhà ga xây dựng với mục đích vận chuyển hàng hóa và người dân đến Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Lấy cảm hứng từ ngọn núi Langbiang huyền thoại, hai kiến trúc sư Moncet và Reveron đã tạo nên một tuyệt tác mà cho đến bây giờ vẫn làm mê mẩn bao nhiêu trái tim yêu thích Đà Lạt.
Dưới bàn tay kiến tạo của kiến trúc sư cùng sự am hiểu tường tận khí hậu, thổ nhưỡng, nhà thầu Võ Đình Dũng công trình này được khánh thành một cách nhanh chóng với tổng số tiền xây dựng là 200,000 France lúc bấy giờ.
![Việc xây dựng ga Đà Lạt gặp nhiều khó khăn](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-5-600x450.jpg)
Trong giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng gặp phải nhiều khó khăn với đoạn đường sắt dài hơn 40km từ Tháp Chàm đến Tân Kỳ và đưa vào sử dụng vào năm 1913, kết thúc cuộc hành trình đầu tiên trong 20 năm.
Công việc xây dựng đường sắt dừng lại trong 6 năm vì một số yếu tố tác động từ chiến tranh và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1. Năm 1919, giai đoạn 2 trong công cuộc xây dựng đường sắt bắt đầu và nối tuyến từ Tân Mỹ đến Sông Pha. Cứ thế, giai đoạn 3 tiếp diễn và bắt đầu từ năm 1928 với việc xây dựng từ Sông Pha đến Eo Gió.
![Tháp Chàm (Ninh Thuận) nơi bắt đầu cuộc hành trình](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-6-600x450.jpg)
Ba giai đoạn cuối được xây dựng trong khoảng 5 năm, bắt đầu từ 1928 nối đường rất đi qua địa phận huyện Đơn Dương, Trạm Hành và ga tàu cuối cùng chính là địa điểm của gã Đà Lạt hiện nay.
Lúc mới đưa vào sử dụng, ga Đà Lạt phục vụ 3 chuyến mỗi ngày, khởi hành từ Tháp Chàm đến Nha Trang (ghé qua ga Đà Lạt); Từ Tháp Chàm đến Sài Gòn (“quá cảnh” tại ga Đà Lạt) và chuyến thẳng từ Tháp Chàm đến Đà Lạt.
Đây được xem là nhà ga duy nhất chỉ mở tham quan, không hoạt động những chuyến đi dài tại nước ta.
![Đồi núi tạo nên một cuộc hành trình vào rừng sâu](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-7-600x400.jpg)
Với tổng chiều dài đường ray là 84km uốn lượn quanh các sườn đồi, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình cho những ai yêu thích vẻ đẹp thầm lặng của thiên nhiên. Nhưng cũng chính vì sự hiểm trở đó mà đoàn tàu phải đi xuyên 5 hầm và sử dụng đầu máy kéo răng cưa độc nhất vào thời điểm đó khi đi qua.
Nhà ga Đà Lạt được xây dựng theo lối kiến trúc mang đậm phong thái của Pháp và hầu hết những công trình vào thời điểm đó. Tổng chiều dài nhà ga 66.5m, chiều ngang 11.4m và chiều cao là 11m. Chiếc đồng hồ được gắn trước nhà ga thể hiện thời gian bác sĩ Yersin tìm ra vùng đất này.
Những điều làm nên gã Đà Lạt theo cách riêng
![Ga Đà Lạt qua những thăng trầm của thời gian](https://idalat.vn/blog/wp-content/uploads/sites/2/2020/07/ga-da-lat-8-600x400.jpg)
Ga Đà Lạt là điểm tham quan bạn không nên bỏ qua khi đến thăm Đà Lạt. Sự cổ kính đến từ lối kiến trúc Gothic xây dựng từ thời Pháp được người dân Đà Lạt gìn giữ hơn 100 năm nay. Đây không những là nơi học hỏi cho những bạn trẻ yêu thích kiến trúc, mà còn là địa điểm chứa đựng những năm tháng biến chuyển của Đà Lạt.
Cho đến thời điểm hiện tại Ga Đà Lạt vẫn còn hoạt động để phục vụ khách du lịch với những quãng đường ngắn đến các điểm tham quan khác như: chùa Ve Chai, trại Mát.
Trải qua những năm tháng thăng trầm, ga Đà Lạt hiện tại như minh chứng cho lịch sử hào hùng, cho những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra ở nơi đây.
Hãy thưởng lãm thành phố Đà Lạt bằng cách riêng nhất của bạn nhé!
Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có được một chuyến đi thật sự tuyệt vời. Đừng quên chia sẻ câu chuyện của bạn về những chuyến đi Đà Lạt cùng iDalat, để chúng ta có thể hàn huyên những câu chuyện chưa bao giờ dứt về vùng đất này nhé!